Lịch sử Super Famicom

Ý tưởng thiết kế ban đầu của SNES, gọi là "Nintendo Entertainment System 2"

Năm 1987 NEC Home Electronics đã ra mắt PC Engine để cạnh tranh với Family Computer lúc này đang phổ biến ở Nhật Bản, và Sega tiếp nối với Mega Drive vào năm 1988. Hai hệ máy này sau đó ra mắt tại Bắc Mỹ vào năm 1989 với tên gọi TurboGrafx-16 và Sega Genesis. Cả hai hệ máy được xây dựng trên bộ nền 16 bit, đem đến đồ họa và âm thanh vượt trội hơn NES 8 bit. Tuy nhiên, phải mất vài năm sau hệ máy của Sega mới thành công.[19] Các giám đốc điều hành của Nintendo không vội vàng thiết kế một hệ máy mới, nhưng họ đã xem xét lại khi bắt đầu thấy sự thống trị của hãng trên thị trường dần tuột dốc.[20]

Ngày 9 tháng 9 năm 1987, chủ tịch Nintendo lúc đó là Yamauchi Hiroshi tiết lộ quá trình phát triển của Super Famicom trên báo Kyoto Shimbun.

Ngày 30 tháng 8 năm 1988, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí TOUCH, ông thông báo về quá trình phát triển của Super Mario Bros. 4, Dragon Quest V, ba trò chơi gốc và ông dự đoán doanh số bán hàng của hệ máy sắp tới là 3 triệu máy. Tạp chí Famicom Hissyoubon suy đoán thông báo ban đầu của Nintendo có là để ngăn việc khách hàng mua PC Engine vào dịp Giáng sinh và chuyển tiếp lời giải thích của Enix rằng họ đang chờ đợi số liệu bán hàng để chọn PC Engine hoặc Super Famicom cho trò chơi Dragon Quest tiếp theo của họ. Tạp chí và Enix đều bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến mạng như một tính năng tiêu chuẩn của hệ máy.[21][22] Máy ra mắt với giới báo chí Nhật Bản vào ngày 21 tháng 11 năm 1988 và một lần nữa vào ngày 28 tháng 7 năm 1989.[23][24]

Phát hành

Biểu tượng Super Famicom bốn màu (trái) là một phần của biểu tượng Super NES ở vùng PAL và JP. Màu sắc tương ứng với các nút ABXY của máy trong các vùng đó. Một logo khác sử dụng cho phiên bản Bắc Mỹ (phải), bao gồm một hình nền sọc, với phác thảo bốn hình oval.

Nhà thiết kế Famicom nguyên mẫu là Masayuki Uemura cũng là người đã thiết kế Super Famicom, máy phát hành tại Nhật Bản vào thứ Tư, ngày 21 tháng 11 năm 1990 với mức giá (25.000 yên Nhật (26.587 yên Nhật vào năm 2019). Ngay lập tức gặp thành công; Lô hàng ban đầu của Nintendo gồm 300.000 máy bán hết trong vài giờ, và sự xáo trộn xã hội đã khiến chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nhà sản xuất trò chơi điện tử chỉ phát hành máy chơi trò chơi điện tử mới vào cuối tuần.[25] Ngày phát hành máy cũng thu hút sự chú ý của Yakuza, dẫn đến hãng quyết định chuyên chở máy vào ban đêm để tránh bị cướp.[26]

Với việc Super Famicom nhanh chóng vượt qua các đối thủ, Nintendo tự khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường máy chơi trò chơi điện tử Nhật Bản.[27] Thành công của Nintendo một phần là nhờ việc duy trì của hầu hết các nhà phát triển quan trọng thuộc bên thứ ba, bao gồm Capcom, Konami, Tecmo, Square, KoeiEnix.[28]

Nintendo phát hành Super Nintendo Entertainment System, phiên bản thiết kế lại của Super Famicom, ở Bắc Mỹ với giá 199 đô la Mỹ (42.756 đô la Mỹ vào năm 2022). Nhưng chỉ phát hành với số lượng hạn chế bắt đầu từ ngày 23 tháng 8 năm 1991,[lower-alpha 1][34] với ngày phát hành chính thức trên toàn quốc là ngày 9 tháng 9 năm 1991.[35] SNES phát hành tại AnhIreland vào tháng 4 năm 1992 với giá 150 bảng Anh (33.024 bảng Anh vào năm 2021).[36]

Hầu hết các phiên bản vùng PAL của máy đều sử dụng thiết kế Super Famicom của Nhật Bản, ngoại trừ nhãn dán và độ dài dây tay cầm. Playtronic SNES ở Brazil, mặc dù là PAL-M, vẫn sử dụng thiết kế của Bắc Mỹ.[37] Cả NES và SNES đều do Playtronic phát hành tại Brazil vào năm 1993, một liên doanh giữa công ty đồ chơi Estrela và công ty điện tử tiêu dùng Gradiente.[38]

SNES và Super Famicom ra mắt kèm với một ít trò chơi, nhưng những trò chơi này lập tức nhận những phản hồi tích cực trên thị trường. Tại Nhật Bản, chỉ có hai trò chơi có sẵn ban đầu: Super Mario WorldF-Zero.[39] (Một trò thứ ba, Bombuzal, phát hành trong tuần ra mắt.[40]) Ở Bắc Mỹ, Super Mario World ra mắt trong gói chung với máy; các trò chơi khởi động khác bao gồm F-Zero, Pilotwings (cả hai đều thể hiện khả năng kết xuất giả 3D Mode 7 của máy), SimCityGradius III.[41]

Chiến tranh máy chơi trò chơi điện tử

Sự cạnh tranh giữa Nintendo và Sega dẫn đến kết quả là một trong những cuộc chiến máy chơi trò chơi điện tử đáng chú ý nhất trong lịch sử trò chơi điện tử,[42] trong đó Sega nhấn mạnh Genesis là máy chơi trò chơi điện tử "tuyệt vời", với các trò chơi nhắm vào khán giả lớn tuổi và tung ra những quảng cáo mạnh mẽ, đôi khi tấn công trực diện những hệ máy khác nhằm cạnh tranh thị trường.[43] Tuy nhiên, Nintendo đã sớm nắm lợi thế hơn bằng cách chuyển đổi thành công phiên bản cổ điển đầu tiên Street Fighter II của Capcom lên SNES, còn Genesis phải mất hơn một năm. Mặc dù Genesis có thời gian ra mắt tới hai năm, cùng với một thư viện trò chơi lớn hơn nhiều và mức giá thấp hơn,[44] máy chỉ chiếm khoảng 60% thị trường máy chơi trò chơi điện tử 16 bit của Mỹ vào tháng 6 năm 1992,[45] và không hệ máy nào khác có thể duy trì vị trí dẫn đầu một cách dứt khoát trong vài năm. Donkey Kong Country được cho là đòn bẫy giúp xác định sự nổi bật của SNES trên thị trường trong những năm cuối của thế hệ 16 bit,[46][47][48][49] và trong một thời gian, vẫn kiên trì chống lại PlayStationSaturn.[50] Theo Nintendo, công ty đã bán ra hơn 20 triệu máy SNES tại Mỹ.[51] Theo báo cáo của Wedbush Securities năm 2014 dựa trên dữ liệu bán hàng của NPD, SNES bán chạy hơn cả Genesis tại thị trường Mỹ tới 2 triệu máy.[52]

Những thay đổi trong chính sách

Trong kỷ nguyên của NES, Nintendo duy trì quyền kiểm soát độc quyền đối với các trò chơi phát hành cho máy của họ. Công ty phải phê duyệt mọi trò chơi, mỗi nhà phát triển bên thứ ba chỉ có thể phát hành tối đa năm trò chơi mỗi năm (nhưng một số bên thứ ba đã khắc phục điều này bằng cách sử dụng các tên khác nhau, chẳng hạn như thương hiệu "Ultra Games" của Konami, những trò chơi đó không được phát hành trên hệ máy khác trong vòng hai năm và Nintendo là nhà sản xuất và cung cấp độc quyền băng NES. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ máy chơi trò chơi điện tử của Sega đã chấm dứt hoạt động này; vào năm 1991, Acclaim Entertainment bắt đầu phát hành trò chơi cho cả hai hệ máy, với hầu hết các bản quyền khác của Nintendo theo sau trong vài năm tới; Capcom (đã cấp phép một số trò chơi cho Sega thay vì sản xuất chúng trực tiếp) và Square là những công ty đáng chú ý nhất.[53]

Nintendo tiếp tục xem xét cẩn thận các trò chơi được gửi đến, chấm điểm chúng trên thang điểm 40 và phân bổ các nguồn lực tiếp thị phù hợp. Mỗi khu vực thực hiện đánh giá riêng biệt.[54] Nintendo of America cũng duy trì một chính sách, trong nhiều chính sách khác, nhằm hạn chế số lượng hình ảnh bạo lực trong các trò chơi trên các hệ máy của họ. Một cú đấm trực diện cho các trò chơi arcade như Mortal Kombat (1992), với những khung cảnh đánh nhau đẫm máu, những bãi máu khổng lồ và những động tác gây tử vong bằng đồ họa bạo lực, đã bị Nintendo kiểm duyệt nặng nề.[lower-alpha 6] Bởi vì phiên bản Genesis giữ lại tất cả các hành động đó,[55] nên nó bán chạy hơn phiên bản SNES bị kiểm duyệt, theo tỷ lệ lên đến một phần ba.[56]

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Herb KohlJoe Lieberman đã triệu tập một phiên điều trần trước Quốc hội vào ngày 9 tháng 12 năm 1993, để điều tra việc tiếp thị các trò chơi bạo lực cho trẻ em.[lower-alpha 7] Mặc dù Nintendo thành công với chính sách này, nhưng các phiên điều trần đã dẫn đến việc thành lập Hiệp hội Phần mềm Kỹ thuật số Tương tácHội đồng Đánh giá Phần mềm Giải trí và đưa việc xếp hạng vào tất cả các trò chơi điện tử.[55][56] Với những xếp hạng này, việc Nintendo tự quyết định các chính sách kiểm duyệt không còn cần thiết nữa.[56]

Kỷ nguyên 32 bit và hơn thế nữa

Trong khi các công ty khác dần chuyển sang các hệ thống 32 bit, Rare và Nintendo đã chứng minh SNES vẫn là một đối thủ mạnh trên thị trường. Vào tháng 11 năm 1994, Rare phát hành Donkey Kong Country, một trò chơi đi cảnh có mô hình và kết cấu 3D được kết xuất sẵn trên các máy trạm SGI. Với đồ họa chi tiết, hình ảnh sinh động và âm nhạc chất lượng cao, chất lượng thẩm mỹ của Donkey Kong Country ngang ngửa với các trò chơi đã phát hành trên các hệ máy chơi trò chơi điện tử chạy CD dựa trên 32-bit mới hơn. Trong 45 ngày cuối năm 1994, với 6,1 triệu bản bán ra, khiến game trở thành trò chơi video bán chạy nhất trong lịch sử. Trò chơi này đã gửi một thông điệp rằng các hệ máy 32 bit đầu tiên vẫn chưa đủ vượt trội so với SNES, và là một minh chứng cho thị trường máy chơi trò chơi điện tử tiên tiến hơn trong tương lai gần.[57][58] Theo báo cáo của TRSTS, hai trong số năm trò chơi bán chạy nhất ở Mỹ vào tháng 12 năm 1996 đều thuộc về trò chơi trên Super NES.[59]

Vào tháng 10 năm 1997, Nintendo phát hành một mô hình SNES thiết kế lại (mô hình SNS-101 gọi là "Super NES kiểu mới") ở Bắc Mỹ với 99 đô la Mỹ, với một số máy đi kém bản Super Mario World 2: Yoshi's Island.[60][61] Giống như bản NES thiết kế lại trước đây (model NES-101), mẫu mới này mỏng và nhẹ hơn so với phiên bản trước[61], nhưng thiếu đầu xuất S-Video và RGB, và đây là một trong những phiên bản chính liên quan đến SNES phát hành cuối cùng trong khu vực. Cùng lúc, một bản Super Famicom Jr. thiết kế lại, tương tự đã phát hành tại Nhật Bản.[62] Tuy nhiên, thiết kế này lại một lần nữa đã không đến với thị trường châu Âu.

Nintendo ngừng sản xuất SNES ở Bắc Mỹ vào năm 1999,[7], khoảng hai năm sau khi phát hành Kirby's Dream Land 3 (trò chơi của bên thứ nhất cuối cùng ở Mỹ) vào ngày 27 tháng 11 năm 1997 và một năm sau khi phát hành Frogger (trò chơi của bên thứ ba cuối cùng ở Mỹ). Tại Nhật Bản, Nintendo tiếp tục sản xuất cả Family Computer và Super Famicom cho đến ngày 25 tháng 9 năm 2003,[6] và các trò chơi mới được sản xuất cho đến năm 2000, kết thúc bằng việc phát hành Metal Slader Glory Director's Cut vào ngày 29 tháng 11 năm 2000.[63]

Nhiều trò chơi SNES nổi tiếng đã chuyển thể lên Game Boy Advance, với chất lượng hình ảnh tương đương. Vào năm 2005, Nintendo thông báo các trò chơi SNES sẽ có mặt trong mục tải xuống thông qua dịch vụ Virtual Console của Wii.[64] Vào ngày 31 tháng 10 năm 2007, Nintendo Co., Ltd. tuyên bố họ sẽ không sửa chữa các máy Family Computer hoặc Super Famicom do thiếu hụt các linh kiện cần thiết.[65] Vào ngày 3 tháng 3 năm 2016, Nintendo Co., Ltd. thông báo đem các trò chơi SNES lên New Nintendo 3DS và New Nintendo 3DS XL (và sau đó là New Nintendo 2DS XL) thông qua dịch vụ tải xuống eShop.[66] Tại sự kiện Nintendo Direct vào ngày 4 tháng 9 năm 2019, Nintendo thông báo đưa các trò chơi SNES chọn lọc lên Nintendo Switch Online.[67][68]